Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang

Bóng đèn huỳnh quang hay còn gọi là bóng đèn tuýp đang được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Nhưng ít ai biết đến cấu tạo và đặc điểm nổi bật của loại bóng này.

Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang

Ống huỳnh quang gồm có hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và 2 điện cực. 
Trong đó: 

  • Ống thủy tinh có chiều dài 0,6m; 1,5m,...Lớp trong có phù bột huỳnh quang.
  • 2 điện cực ở hai ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn được nói với nguồn điện.
Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lo xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.

Đặc điểm của bóng đèn huỳnh quang


  • Hiện tượng nhấp nháy do đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.
  • Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.
  • Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
  • Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chân lưu điện tử.

Các loại đèn huỳnh quang phổ biến và sự khác nhau của các loại:

 Bóng đèn huỳnh quang T10, T8, T5 và đèn huỳnh quang Compact CFL. Trong đó các loại bóng T10, T8, T5 khác nhau về đường kính bóng, nên chúng ta có thể dựa vào đó phân biệt các loại bóng huỳnh quang khác nhau.

Bóng T10 : 

Bóng này có đường kính bóng bằng 35mm, công suất 40w, hiệu suất là 60lm/w, tuổi thọ vòng đời khoảng 5.000 giờ.

Bóng T8:

 Có đường kính bóng bằng 26mm, công suất 36w, hiệu suất là 68-85lm/w, tuổi thọ vòng đời khoảng 8.000 giờ.

Bóng T5: 

Có đường kính bóng bằng 16mm, công suất 28w, hiệu suất là 90-106lm/w, tuổi thọ vòng đời khoảng 20.000 giờ.

Bóng đèn huỳnh quang Compact CFL:

Khác với 3 loại bóng trên, bóng đèn huỳnh quang Compact CFL mở ra một thị trường mới đó là đa dạng hóa các loại bóng đèn huỳnh quang.

Nguyên lý làm việc của bóng đèn huỳnh quang

Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp dặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Lúc đó thanh lưỡng kim biến dạng vì nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín, làm cho dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. 


Khi hồ quang mất thì thanh lưỡng kim nguội thì lúc đó dẫn đến mở mạch và sẽ tạo quá điện cảm ứng làm xuất hiện tượng phóng điện trong chất khí trong đèn. Hiện tượng này nó sẽ phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này sẽ kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sánh. Lúc đó, thủy ngân sẽ bốc hơi và thủy ngân này sẽ duy trì hiện tượng phóng điện. Đèn sáng thì chấn lưu sẽ hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện. 
Hy vọng bài viết triển đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bóng đèn huỳnh quang nhé.


0 Nhận xét